Nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu về lập trình thì hẳn bạn có thể đã nghe nói nhiều về lập trình frontend và backend. Nhưng chính xác thì ý của chúng là gì? Trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ vai trò cũng như tính chất và sự khác biệt giữa Frontend và Backend. Mặc dù phát triển frontend và backend chắc chắn khác biệt với nhau, nhưng chúng cũng giống như hai mặt của cùng một đồng xu. Chức năng của trang web dựa vào việc mỗi bên tiếp xúc và hoạt động hiệu quả với bên kia. Không có bên nào quan trọng hơn bên nào. Cả hai đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển web.
PHÁT TRIỂN FRONTEND?
Frontend là gì?
Front-end của một trang web là những gì bạn nhìn thấy và tương tác trên trình duyệt của mình. Nó bao gồm mọi thứ mà người dùng trải nghiệm trực tiếp: từ văn bản và màu sắc đến các nút, các hình ảnh và menu điều hướng. Để dễ hình dung thì có thể nhìn vào trang facebook thần thánh, việc phát triển Frontend cho trang Facebook là việc xác định: logo đặt ở đâu, màu chủ đạo là màu gì, font chữ to hay nhỏ, ảnh này để kích cỡ thế nào, trái tim bay lên ra sao, nút Like đặt ở đâu,…. Đây là điếm đầu tiên trong sự khác biệt giữa frontend và backend.
Tức là, Frontend Devloper sẽ người phụ trách phát triển phần HIỂN THỊ và TRẢI NGHIỆM người dùng cho ứng dụng web. Là người quyết định CÁI NHÌN ĐẦU TIÊN của người dùng về trang web. Web đẹp hay xấu, tinh tế hay thô lỗ.
Ba ngôn ngữ chính để phát triển Frontend gồm có:
- HTML: là ngôn ngữ mã hóa cơ bản tạo ra và tổ chức nội dung web để nó có thể được trình duyệt hiển thị.
- CSS: là một ngôn ngữ đi kèm với HTML và xác định kiểu nội dung của trang web. Chẳng hạn như bố cục, màu sắc, phông chữ,…
- JavaScript: là ngôn ngữ lập trình được sử dụng cho các yếu tố tương tác hơn. Như: menu thả xuống, cửa sổ phương thức và biểu mẫu liên hệ.
Ngoài các ngôn ngữ giao diện người dùng cơ bản, bạn sẽ bắt gặp các khuôn khổ như Bootstrap và Angular, cũng như các thư viện JavaScript như jQuery và các phần mở rộng CSS như SASS và LESS. Có một danh sách dài các tài nguyên như thế này, hỗ trợ HTML, CSS và JavaScript, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở những bài chia sẻ tiếp theo nhé!
PHÁT TRIỂN BACK-END?
Backend là gì?
Back-end là phần của trang web mà bạn không thấy. Có thể hiểu cơ bản, Backend là phần phía sau hậu trường, nơi lưu trữ và truy xuất các dữ liệu. Các logic nghiệp vụ phức tạp, các quy tắc cần phải tuân theo. Giúp cho website hoạt động hiệu quả hơn về sau này. Vậy phần Backend của một trang web bao gồm máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu.
Một lập trình viên Backend là người sẽ xây dựng và duy trì công nghệ. Hay gọi cách khác là người quyết định cách thức vận hàng của một website. Công việc của Backend developer khá phức tạp. Cũng như đòi hỏi lập trình viên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho các thành phần quan trọng của trang web.
Công việc Backend developer vô cùng phức tạp. Và chiếm một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển website.
>>> Tìm hiểu thêm Lộ trình học lập trình cho người mới: TẠI ĐÂY
Các các kiến thức mà một lập trình viên backend cần có
Để trở thành Back end developer thì bạn cần biết ngôn ngữ phía Server cũng như biết thao tác với cơ sở dữ liệu:
- Ngôn ngữ server-side để viết back-end: C#, Java, Python, Ruby, …. Dĩ nhiên là phải bao gồm kiến thức về những web framework đi kèm các ngôn ngữ này: ASP.NET MVC, Spring, Django, Rails …
- Kiến thức về database SQL: MS SQL Server, MySQL, … Gần đây một số database NoSQL đang khá thịnh hành: Neo4j, MongoDB, …
- Kiến thức về web nói chung, cách viết Web Service, cách đăng nhập và phân quyền
- Kiến thức về 1 số CMS: WordPress, Joomla, Umbraco, ….
Kiến thức phần back-end rất nhiều và phức tạp. Do đó một back-end developer chỉ nên tập trung vào 2-3 ngôn ngữ chính. Đừng ráng ôm hết kẻo “tấu hỏa nhập ma”
Vậy, bây giờ bạn đã có một ứng dụng web động sử dụng công nghệ front-end và back-end. Bạn sử dụng ngôn ngữ front-end để làm cho trang web của bạn trông tuyệt vời và dễ điều hướng. Đằng sau là back-end, phần phụ trợ giữ tất cả các thành phần front end lại với nhau. Và giúp bạn có thể thực hiện những việc như lịch sử mua hàng tại cửa hàng và chi tiết sản phẩm. Tạo tài khoản người dùng có thể chỉnh sửa an toàn.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây mọi người có thể hiểu hơn về sự khác biệt giữa Frontend và Backend. Chúng ta sẽ trao đổi chi tiết thêm về Frontend và Backend ở những bài viết tiếp theo. Hãy theo dõi Rikkei Academy để không bỏ những chia sẻ hữu ích nhé!