Lập trình là ngành có tiềm năng phát triển và tăng trưởng lớn với mức thu nhập thuộc top trung bình cao. Vậy học lập trình để làm gì? Hãy cùng Rikkei Academy tìm hiểu nhé!
Học Lập Trình Để Làm Gì?
Học Lập Trình Để Làm Front End Developer
Học lập trình để làm gì? Một trong vị trí bạn có thể ứng tuyển khi học lập trình chính là Front End Developer.
Front-end developer là một nhà phát triển web chuyên về phần trình diễn và giao diện người dùng (UI) của trang web hoặc ứng dụng. Các lập trình viên front-end sử dụng các ngôn ngữ lập trình web như HTML, CSS và JavaScript để tạo các giao diện người dùng tương tác và hấp dẫn.
Mô tả công việc:
- Thiết kế giao diện người dùng dựa trên yêu cầu của khách hàng.
- Lập trình và tối ưu hóa giao diện người dùng, đảm bảo tính tương thích trên nhiều thiết bị và trình duyệt.
- Làm việc chặt chẽ với đội ngũ back-end và UI/UX để đảm bảo tính nhất quán giữa giao diện và dữ liệu.
- Đảm bảo tính tương thích và tối ưu hóa SEO
Mức lương của Front End Developer nằm trong khoảng 10.000.000 – 25.000.000 VNĐ/tháng.
Học Lập Trình Để Làm Back End Developer
Back End Developer đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng vững chắc cho các ứng dụng, đáp ứng nhu cầu về tính ổn định và bảo mật của người dùng. Lập trình viên Back End là người chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì hệ thống phía máy chủ của ứng dụng, bao gồm cơ sở dữ liệu, API và các dịch vụ liên quan.
Mô tả công việc:
- Phát triển và duy trì hệ thống máy chủ, cơ sở dữ liệu và API.
- Đảm bảo hiệu năng, bảo mật và tính ổn định của hệ thống.
- Làm việc chặt chẽ với đội ngũ front-end để đảm bảo tính nhất quán giữa dữ liệu và giao diện.
Mức lương của Front End Developer nằm trong khoảng 12.000.000 – 24.000.000 VNĐ/tháng
Học Lập Trình Để Làm Full-stack developer
Full-stack developer đang trở thành xu hướng mới và khá được ưa chuộng bởi các nhà tuyển dụng. Lý cho chính là bởi các lập trình viên Full-stack giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuyển dụng và thời gian phát triển ứng dụng khi biết cả Front end và Back End. Nhiệm vụ chính của họ là xây dựng và duy trì toàn bộ hệ thống của một ứng dụng từ giao diện đến máy chủ.
Mô tả công việc:
- Thiết kế và xây dựng giao diện người dùng mảng web hoặc ứng dụng
- Phát triển và duy trì hệ thống máy chủ, cơ sở dữ liệu và API mảng web hoặc ứng dụng
- Làm việc chặt chẽ với các bộ phận khác và khách hàng để đảm hoạt động của trang web hoặc ứng dụng.
Mức lương trung bình của Full-stack developer nằm trong khoảng 16.000.000 – 33.000.000 VNĐ/tháng
Học Lập Trình Để Làm Web developer
Vị trí công việc tiềm năng để trả lời cho câu hỏi học lập trình để làm gì chính là Web Developer.
Rõ ràng, nhu cầu về phát triển trang web và ứng dụng web đã tăng mạnh trong những năm qua với sự phát triển của công nghệ. Điều này dẫn đến yêu cầu ngày càng cao về trải nghiệm người dùng nhằm tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nếu full-stack developer đảm nhiệm cả mảng web và ứng dụng thì chuyên viên phát triển web là người chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì các trang web, bao gồm cả front-end và back-end, tùy thuộc vào yêu cầu của dự án.
Mô tả công việc:
- Thiết kế và xây dựng giao diện người dùng cho trang web.
- Phát triển và duy trì hệ thống máy chủ, cơ sở dữ liệu và API cho trang web.
- Tối ưu hóa trang web cho tốc độ tải trang và tính tương thích trên các trình duyệt.
Mức lương của Web developer nằm trong khoảng 16.200.000 – 24.400.000 VNĐ/tháng
Học Lập Trình Để Làm Mobile developer
Với số lượng người dùng di động ngày càng tăng, chuyên viên phát triển ứng dụng di động đang trở thành một trong những ngành nghề HOT nhất hiện nay. Các ứng dụng trò chơi đến app ngân hàng cho các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng đều là sản phẩm của các lập trình viên Mobile. Trở thành Mobile Developer, bạn sẽ là người chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì các ứng dụng trên các nền tảng di động như iOS và Android.
Mô tả công việc:
- Thiết kế và xây dựng giao diện người dùng cho ứng dụng di động.
- Phát triển và duy trì hệ thống máy chủ, cơ sở dữ liệu và API cho ứng dụng di động.
- Đảm bảo hiệu năng và tính tương thích trên các thiết bị di động.
Mức lương của Mobile developer nằm trong khoảng 13.000.000 – 30.000.000 VNĐ/tháng
Học Lập Trình Để Làm UI/UX Designer
Đây cũng là một vị trí đáng cân nhắc cho câu hỏi học lập trình để làm gì Nếu UI chỉ các yếu tố liên quan đến giao diện người dùng như hình ảnh, bố cục thì UX tập trung vào trải nghiệm người dùng từ lúc truy cập đến lúc thoát. UI/UX đang trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra các sản phẩm công nghệ thành công. Trở thành UI/UX Designer, bạn chịu trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế và cải tiến giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX) cho các sản phẩm công nghệ.
Mô tả công việc:
- Nghiên cứu và phân tích xu hướng thiết kế dựa trên nhu cầu người dùng.
- Thiết kế và tối ưu hóa giao diện, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như các chức năng.
- Theo dõi, cải tiến trải nghiệm người dùng trên web hoặc ứng dụng.
Mức lương của UI/UX Designer nằm trong khoảng 9.000.000 – 32.000.000 VNĐ/tháng
Học Lập Trình Để Làm Tester
Lập trình một ứng dụng hay trang web là một quá trình phức tạp và đồ sộ, vì vậy, sẽ cần những người có nghiệp vụ, chuyên môn để kiểm tra, thử nghiệm tính ổn định của sản phẩm trước khi ra mắt thị trường. Những người này chính là các Tester (Chuyên viên kiểm thử phần mềm). Họ chính là người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng phần mềm thông qua việc xác định, thiết lập và thực hiện các quy trình kiểm thử. Đây là vị trí có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, giúp các công ty tiết kiệm chi phí và thời gian phát triển phần mềm.
Mô tả công việc:
- Phân tích yêu cầu và thiết kế kế hoạch kiểm thử phù hợp.
- Thực hiện kiểm thử như kiểm thử chức năng, hiệu năng, bảo mật, tương thích,…
- Báo cáo kết quả và đề xuất giải pháp cải thiện, cải tiến cho sản phẩm.
Mức lương của Tester nằm trong khoảng 8.000.000 – 25.000.000 VNĐ/tháng.
Học Lập Trình Để Làm Business Analyst
Chuyên viên phân tích kinh doanh là người chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích và đưa ra giải pháp để cải thiện hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin. Business Analyst đang trở thành một vị trí ngày càng quan trọng trong các công ty, tổ chức đa lĩnh vực, giúp phát hiện vấn đề, định hướng và đưa ra các giải pháp phù hợp với nhu cầu kinh doanh.
Mô tả công việc:
- Nghiên cứu và phân tích xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng.
- Xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp công nghệ để cải thiện hiệu quả kinh doanh.
- Hợp tác với các bộ phận trong doanh nghiệp để triển khai giải pháp một cách hiệu quả.
Mức lương của Business Analyst nằm trong khoảng 7.000.000 – 35.000.000 VNĐ/tháng
Học Lập Trình Để Làm An ninh mạng
Với sự phát triển của công nghệ và tăng trưởng mạnh mẽ của dữ liệu, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro như bị tấn công hệ thống, ăn cắp thông tin, mã độc,.. An ninh mạng đang trở thành một trong những vấn đề quan trọng nhất hơn bao giờ hết với nhu cầu tuyển dụng cao. Chuyên viên an ninh mạng là người chịu trách nhiệm bảo vệ hệ thống thông tin của công ty và người dùng khỏi các mối đe dọa bảo mật.
Mô tả công việc:
- Phân tích và đánh giá rủi ro bảo mật cho hệ thống thông tin của công ty.
- Thiết lập và duy trì các chính sách, quy trình bảo mật để đảm bảo an toàn thông tin.
- Phát hiện, giám sát và ứng phó với các mối đe dọa bảo mật.
Mức lương của An ninh mạng nằm trong khoảng 11.000.000 – 69.000.000 VNĐ/tháng.
Học Lập Trình Để Làm Kỹ sư phần mềm
Các doanh nghiệp ngày càng đẩy mạnh việc chuyển đổi số và tăng cường năng lực kỹ thuật số của mình, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng kỹ sư phần mềm cao hơn .Kỹ sư phần mềm là người chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển, duy trì và kiểm soát chất lượng các sản phẩm phần mềm. Trở thành kỹ sư phần mềm, bạn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các sản phẩm công nghệ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng và thị trường
Mô tả công việc:
- Phân tích yêu cầu và thiết kế giải pháp phần mềm phù hợp.
- Lập trình, kiểm thử và tối ưu hóa các thành phần phần mềm.
- Thực hiện quản lý dự án phần mềm và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Mức lương của Kỹ sư phần mềm nằm trong khoảng 8.000.000 – 25.000.000 VNĐ/tháng
Để học lập trình tốt thì học ở đâu?
Chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho học lập trình để làm gì nhưng liệu bạn đã biết nên học lập trình ở đâu chất lượng chưa?
Đại học
Đại học là một lựa chọn tốt nếu bạn muốn có bằng cấp và kiến thức chuyên sâu về lập trình. Trong khoảng 4 năm, bạn sẽ học các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lập trình, bao gồm các ngôn ngữ lập trình, các kỹ thuật phát triển phần mềm và các công nghệ cũng như các kỹ năng mềm khác. Hơn nữa, bạn còn có cơ hội học hỏi từ các giảng viên – những chuyên gia trong lĩnh vực lập trình và tham gia vào các dự án thực tế. Một số đại học đào tạo lập trình uy tín:
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học FPT
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế thì đa số sinh viên lập trình tốt nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu lựa chọn của bạn là đại học thì bạn nên xây dựng kế hoạch học tập rõ ràng để bổ sung kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu thị trường nhé
Cao đẳng, trung tâm
Nếu không có quá nhiều thời gian cũng như tài chính nhưng vẫn muốn học lập trình thì bạn có thể lựa chọn các trường cao đẳng hoặc trung tâm đào tạo lập trình. Tại đây, chương trình thường chỉ kéo dài từ vài tháng đến hai năm. Hơn nữa, chương trình học cũng sẽ tập trung sâu hơn vào các kỹ năng và kiến thức lập trình ứng dụng, phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp hiện tại. Từ đó, tăng tính cạnh tranh của bạn trên thị trường lao động. Một số trung tâm và cao đẳng đào tạo lập trình uy tín:
- Aptech Vietnam
- NIIT Vietnam
- TechMaster
- Rikkei Academy
- VTC Academy
Mặc dù hiện tại các doanh nghiệp không còn quá quan trọng về vấn đề bằng cấp nhưng nếu bạn lựa chọn học cao đẳng hay trung tâm đào tạo thì bạn nên xây dựng một bộ hồ sơ ứng tuyển với các dự án lập trình để có thể chứng minh năng lực của bản thân.
Tự học
Ngoài 2 lựa chọn trên, bạn cũng có thể học tự học thông qua các tài liệu trực tuyến hoặc mua các khóa học trực tuyến. Các nguồn tài liệu trực tuyến như Codecademy, Khan Academy, Coursera, Udemy, v.v. cung cấp các khóa học và tài liệu về lập trình đa dạng và phong phú.
Lưu ý rằng, các khóa học online thường có sự hạn chế nhất định về tài nguyên học tập. Đặc biệt là với các bạn mới bắt đầu sẽ cần người hướng dẫn sát sao thì đây là điều các khóa học online khó có thể đáp ứng. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc kỹ khi lựa chọn nhé.
Một số câu hỏi thường gặp về học lập trình?
Tôi có cần kiến thức toán học để học lập trình không?
Trong lập trình, kiến thức toán học là rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải tất cả các ngành lập trình đều yêu cầu kiến thức toán học cao. Nếu bạn quan tâm đến lập trình, hãy nghiên cứu cụ thể về ngành mà bạn muốn theo đuổi để biết kiến thức toán học cần thiết.
Tôi có thể học lập trình mà không cần đến trường đại học?
Có. Ngoài môi trường đại học, rất nhiều nguồn tài nguyên trực tuyến và trung tâm đào tạo lập trình để bạn có thể học lập trình.
Tôi nên học ngôn ngữ lập trình nào?
Điều này phụ thuộc vào nhu cầu và định hướng của bạn muốn làm trong mảng nào: lập trình game, lập trình web hay xây dựng hệ thống. Là người mới bắt đầu, bạn có thể lựa chọn một số ngôn ngữ dễ học với nhiều tài liệu hỗ trợ như Java, JavaScript, Python,…
Học lập trình xong tôi có thể làm việc ở đâu?
Có nhiều cơ hội việc làm khác nhau dành cho lập trình viên. Bạn có thể tìm việc tại các công ty như FPT, Viettel, VNG, Lazada, Grab, VNPAY, v.v. Nếu bạn muốn làm việc độc lập và có thời gian linh hoạt hơn, bạn có thể trở thành một freelancer. Nếu bạn có một sản phẩm tâm đắc và muốn tập trung phát triển thì bạn cũng có thể tự startup.
Kết luận
Qua bài viết này, Rikkei Academy đã giúp bạn trả lời 2 câu hỏi chính: học lập trình để làm gì và học ở đâu. Hy vọng từ những thông tin này bạn đã hiểu hơn về ngành lập trình. Chúc bạn thành công với con đường mình lựa chọn nhé!
>> Nếu bạn đang lựa chọn trung tâm đào tạo uy tín, tham khảo ngay khóa học lập trình tại Rikkei Academy nhé!