Công nghệ thông tin bùng nổ đã đem đến nhiều cơ hội việc làm mới cho các bạn trẻ. Hiện nay, có rất nhiều bạn chọn học ngành lập trình và theo ngành này. Khi các bạn tìm hiểu về việc học lập trình, chắc hẳn các bạn đã nghe qua các khái niệm về front end và back end là gì? Lập trình full stack là gì? Và nếu bạn vẫn còn chưa hiểu rõ về những công việc này cụ thể là gì. Hãy cùng Rikkei Academy điểm nhanh qua bài viết sau đây nhé.
Front end và back end là gì?
Front end là gì? Lập trình viên front end làm gì?
Front end là gì?
Để giải đáp thắc mắc front end và back end là gì. Thì đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu: Front end là gì? Front end là một phần của website. Ở đó người dùng có thể tương tác để sử dụng các tính năng của website. Tất cả những gì mà bạn nhìn thấy trên một website. Bao gồm: font chữ, màu sắc, menu, danh mục sản phẩm, các nút bấm và các thanh trượt,.. Đều là sự kết hợp hoàn hảo giữa Javascript, HTML và CSS được điều khiển bởi trình duyệt máy tính của bạn.
Lập trình viên front end là lập trình viên chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng và phát triển giao diện website. Nhằm đem đến những trải nghiệm tối ưu nhất cho người dùng.
Để trở thành một lập trình viên front end cần có những kỹ năng gì?
Để có thể thành công tại vị trí lập trình viên front end. Thì điều quan trọng và cần thiết nhất chính là nắm rõ các kiến thức và kỹ năng cơ bản. Vậy, đâu là những kỹ năng cần thiết. Cho việc bắt đầu trở thành một lập trình viên front end thực thụ.
Kiến thức
- Nắm vững kiến thức về HTML và CSS: đây được xem là kiến thức cơ bản và quan trọng đối với một lập trình viên front end.
- Có kiến thức về JavaScript/jQuery: Sử dụng Javascript giúp bạn có thể thêm đầy đủ các chức năng cần thiết cho một website. Còn jQuery được biết đến là một thư viện của Javascript được thiết kế đơn giản. Bao gồm các plugins và phần extensions. Giúp cho việc xây dựng website bằng Javascript được nhanh và dễ dàng hơn.
- Tìm hiểu thêm về các framework của Javascript: Một số framework của Javascript. Như: AngularJS, ReactJS, Vue.js, Node.js, Backbone.js,… Sẽ là các nền tảng giúp cho việc lập trình javascript được dễ dàng hơn. Chúng tạo nên kiến trúc mới để triển khai code trong trang: cách viết code mới, thêm các đối tượng, các hàm mới…. Nhờ chúng mà việc lập trình với ngôn ngữ javascript của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn.
Kỹ năng
- Kỹ năng quản lý Git và Version: Git được sử dụng nhiều trong các systems có trách nhiệm kiểm soát các version. Nắm rõ cách sử dụng Git là yêu cầu bắt buộc của một lập trình viên front end.
- Kỹ năng thiết kế Responsive trên giao diện Mobile: Hiện nay, việc sử dụng thiết bị di động để truy cập internet cao hơn rất nhiều so với máy tính. Vì vậy, kỹ năng thiết kế responsive trên giao diện mobile trở thành yếu tố quan trọng đối với việc thiết kế trang web.
- Kỹ năng Testing và Debugging: Trong lập trình nói chung và lập trình front end nói riêng thì các lập trình viên sẽ luôn phải kiểm tra, cập nhật để có thể phát hiện ra lỗi và sửa lỗi nhanh nhất có thể. Bởi vậy việc nắm rõ quy trình testing và debugging là cách giúp cho quá trình làm việc của lập trình viên front end được hiệu quả hơn.
Mức lương của lập trình viên front end
Lương của lập trình viên front end cũng là một yếu tố mà rất nhiều bạn quan tâm khi tìm hiểu về front end và back end là gì. Vậy mức lương các bạn sẽ nhận được khi làm việc tại vị trí này là bao nhiêu?
Vậy với độ hot của công việc frontend thì mức lương bạn nhận được khi làm việc tại vị trí này là bao nhiêu? Theo thống kê mới nhất mức lương của một nhân viên Frontend như sau:
- Lương fresher front end: 8 – 12 triệu đồng/tháng
- Mức lương trung bình: 25 triệu đồng/tháng
- Mức lương bậc cao: 40 triệu đồng/tháng
Tuy nhiên, mức lương này không phải là cố định. Tùy thuộc vào từng khu vực mà mức lương của lập trình viên front end sẽ có sự chênh lệch. khoảng lương phổ biến của lập trình viên front end sẽ dao động từ 15 – 35 triệu/tháng.
Back end là gì? Lập trình viên back end làm gì?
Front end và back end là gì? Back end là gì?
Nếu front end là những phần hiển thị ra bên ngoài của website thì back end có trách nhiệm xử lý các nghiệp vụ phức tạp ở phía sau một cách logic. Đảm bảo cho hệ thống của trang web hoạt động được trơn tru khi đưa vào sử dụng.
Phần back end của một trang web bao gồm tất cả các dữ liệu quan trọng của người dùng, thuật toán phân tích,… Hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn thì Backend developer là người nắm giữ vị trí quan trọng trong việc đưa ra quyết định cho cách thức vận hành của một website.
Làm backend developer cần có kỹ năng gì?
Để có thể trở thành một lập trình viên back end. Bạn cần phải nắm vững những kiến thức và kỹ năng gì? Sau đây là những kỹ năng cơ bản và quan trọng mà một lập trình viên back end cần có.
Kiến thức
- Ngôn ngữ lập trình: lập trình viên back end cần thành thạo một trong các ngôn ngữ lập trình chuyên dùng phổ biến ở phần back end. Như: Java, python, PHP, Ruby,…
- Nắm vững kiến thức về cơ sở dữ liệu: dữ liệu khách hàng là phần rất quan trọng của mỗi website. Một số hệ thống về quản trị dữ liệu được sử dụng phổ biến hiện nay. Bạn có thể tham khảo: MySQL, Oracle, SQL Server…
- Cập nhật kiến thức về API: API được biết đến là phương tiện giúp cho hai phần mềm máy tính có thể dễ dàng giao tiếp với nhau. Bởi vậy, lập trình viên back end cần có kiến thức về API. Để có thể hỗ trợ tốt hơn trong việc kết nối và truyền tải dữ liệu.
- Có kiến thức về Server: Server là một máy chủ có chức năng cung cấp thông tin hoặc lưu trữ thông tin. Để website có thể hoạt động được thì cần phải cho website chạy trên một máy chủ. Vì vậy, các kiến thức về Server. Là một phần kiến thức quan trọng mà lập trình viên back end cần nắm vững.
- Kiến thức nền về thuật toán: đây chính là kiến thức nền tảng giúp cho các lập trình viên back end giải quyết các vấn đề về logic.
- Hiểu về cấu trúc dữ liệu: Cấu trúc dữ liệu sẽ giúp các lập trình viên back end tạo được cơ sở cho việc tổ chức, truy cập và sửa đổi dữ liệu trong lập trình dễ dàng hơn.
Kỹ năng
- Cũng giống như lập trình viên front end, ngoài kiến thức chuyên ngành, lập trình viên back end cũng cần bổ sung một số kỹ năng khác như: kỹ năng quản lý môi trường lưu trữ vớ CSDL, kiến thức về các ứng dụng mở rộng quy mô để xử lý, kiến thức về kiểm soát Git và GitHub, v.v.
Mức lương của backend developer
Tùy thuộc vào từng ngôn ngữ lập trình mà bạn theo đuổi cũng như tùy vào khu vực sinh sống thì lập trình viên back end sẽ có mức lương khác nhau. Tuy nhiên, theo thống kê mới nhất thì mức lương của một lập trình viên back end từ 2-4 năm kinh nghiệm sẽ dao động từ khoảng
20 – 40 triệu đồng/tháng.
- Mức lương thấp nhất: 19 triệu đồng/tháng
- Mức lương mức cao: 50 triệu đồng/tháng
Front end và back end là gì? Lập trình viên Full stack là gì?
Full stack là cụm từ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hiện nay. Đặc biệt là ngành công nghệ thông tin. Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, fullstack developer (hay lập trình viên fullstack) được hiểu là những người có khả năng xử lý được các công việc liên quan đến nhiều yếu tố. Bao gồm: bảo mật, dữ liệu, máy chủ và dĩ nhiên bao gồm cả việc phát triển front end và back end.
Kỹ năng cần có của Full stack developer
Để đảm nhiệm được vị trí lập trình fullstack. Thì lập trình viên phải có đủ các kiến thức và kỹ năng ở cả phần front end và back end. Ví dụ như:
- Các ngôn ngữ lập trình phổ biến ở cả front end và back end
- Các kiến thức nền ở cả 2 mảng
- Ngoài ra, lập trình viên fullstack còn cần có khả năng xử lý vấn đề tốt. Khách hàng sẽ có những thay đổi trong quá trình làm việc. Vì vậy, khi bạn là một lập trình viên fullstack. Bạn cần có khả năng xử lý vấn đề linh hoạt. Để có thể đáp ứng được nhanh chóng yêu cầu của khách hàng.
Mức lương của Full stack
Dựa theo khảo sát thì các lập trình viên fullstack sẽ có mức lương dao động từ 756$ – 2500$/tháng, theo đó:
- Trên 50% lao động làm việc tại vị trí lập trình viên Full stack. Sẽ nhận mức lương từ 966$ – 1.260$/tháng.
- Khoảng 25% lao động tại vị trí này nhận mức lương trên 2.500$/tháng.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi front end và back end là gì? Hy vọng những giải đáp của Rikkei Academy sẽ giúp bạn có thêm cái nhìn tổng quan về vị trí lập trình viên front end và back end. Nếu bạn còn có thắc mắc gì về ngành công nghệ thông tin nói chung và ngành lập trình nói riêng. Hãy comment bên dưới để Rikkei Academy có thể giải đáp chi tiếp cho bạn nhé!