Các ngành công nghệ thông tin đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, nhiều bạn chưa hiểu rõ về ngành CNTT để lựa chọn phù hợp. Vì vậy, trong bài viết này Rikkei Academy sẽ cung cấp các ngành CNTT phổ biến và tìm hiểu xem ngành nào phù hợp với bạn nhé!
Các ngành công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là một ngành rộng được chia thành nhiều mảng, lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Dưới đây là một số ngành của công nghệ thông tin phổ biến:
Khoa học máy tính
Khoa học máy tính đang là một trong những lĩnh vực công nghệ có tốc độ phát triển mạnh mẽ. Ngành này tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các giải pháp và công nghệ để giải quyết các vấn đề phức tạp trong đời sống và kinh doanh.
Học ngành khoa học máy tính, bạn sẽ học về các ngôn ngữ lập trình, thuật toán, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính và các công nghệ khác. Từ đó, xây dựng kiến thức và kỹ năng để phát triển các giải pháp công nghệ và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ liệu cũng như phát triển phần mềm và các hệ thống thông tin.
Các vị trí công việc ngành khoa học máy tính khá đa dạng bao gồm: Kỹ sư phần mềm AI, Kỹ sư phát triển phần mềm hệ thống, chuyên viên phát triển phần mềm nhúng,…
Công nghệ phần mềm
Công nghệ phần mềm tập trung vào việc phát triển, thiết kế và triển khai các hệ thống phần mềm để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
Học về Công nghệ phần mềm, bạn sẽ được đào tạo về các kiến thức và kỹ năng liên quan đến thiết kế và phát triển các ứng dụng, cơ sở dữ liệu, phân tích và thiết kế hệ thống, kiểm thử phần mềm và quản lý dự án phần mềm….
Các vị trí công việc phổ biến bao gồm kỹ sư phần mềm, chuyên viên kiểm thử phần mềm, chuyên viên quản lý dự án phần mềm, chuyên viên phát triển ứng dụng di động…
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (Computer Networking and Data Communications) là một lĩnh vực quan trọng trong các ngành Công nghệ thông tin. Ngành này tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển giải pháp liên quan đến việc truyền tải dữ liệu và thông tin trong mạng
Học Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, bạn sẽ sẽ được đào tạo về các kiến thức và kỹ năng liên quan đến việc thiết kế, triển khai, quản lý và bảo trì các mạng máy tính, hệ thống truyền thông dữ liệu và các ứng dụng liên quan đến mạng. Đồng thời, bạn cũng sẽ học về an ninh mạng, quản lý băng thông và quản lý mạng.
Các vị trí công việc phổ biến bao gồm kỹ sư mạng, chuyên viên quản trị mạng, chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật….
Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu (Database) là một trong các chuyên ngành công nghệ thông tin tập trung nghiên cứu và phát triển các giải pháp về lưu trữ, quản lý và truy xuất dữ liệu.
Học về Cơ sở dữ liệu, bạn sẽ được đào tạo về các kiến thức và kỹ năng liên quan đến thiết kế, triển khai và quản lý các hệ thống cơ sở dữ liệu (Database Management System – DBMS), thiết kế và vận hành các hệ thống lưu trữ dữ liệu phân tán, tối ưu hóa truy xuất dữ liệu và đảm bảo tính toàn vẹn và an ninh của cơ sở dữ liệu.
Các vị trí công việc phổ biến bao gồm kỹ sư cơ sở dữ liệu, chuyên viên quản trị cơ sở dữ liệu, chuyên viên phân tích dữ liệu…
Kỹ thuật máy tính
Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering) là một lĩnh vực kết hợp giữa Công nghệ thông tin và Kỹ thuật điện tử, tập trung vào nghiên cứu và phát triển các thiết bị và hệ thống máy tính.
Học ngành Kỹ thuật máy tính, bạn sẽ được đào tạo về các kiến thức và kỹ năng liên quan đến thiết kế, phát triển và kiểm tra các hệ thống và thiết bị máy tính, bao gồm các thành phần như vi điều khiển, mạng máy tính, hệ thống nhúng, hệ thống điều khiển…
Các vị trí công việc phổ biến bao gồm kỹ sư máy tính, kỹ sư phần cứng, chuyên viên thiết kế mạch, chuyên viên nhúng…
Kỹ thuật mạng
Kỹ thuật mạng (Network Engineering) là một chuyên ngành Công nghệ thông tin tập trung vào việc thiết kế, triển khai và quản lý các mạng máy tính và hệ thống truyền thông.
Sinh viên học ngành Kỹ thuật mạng sẽ được đào tạo về các kiến thức và kỹ năng liên quan đến thiết kế, triển khai và quản lý các mạng máy tính, mạng di động và các hệ thống truyền thông khác cũng như an ninh mạng, quản lý băng thông và quản lý mạng
Các vị trí công việc phổ biến bao gồm kỹ sư mạng, chuyên viên quản trị mạng, chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật…
An toàn thông tin
An toàn thông tin (Information Security) là một lĩnh vực trong ngành Công nghệ thông tin tập trung vào việc bảo vệ thông tin và dữ liệu từ các mối đe dọa bên ngoài và bên trong.
Học ngành An toàn thông tin, bạn sẽ được đào tạo về các kiến thức và kỹ năng liên quan đến phát hiện, đánh giá và giảm thiểu các mối đe dọa an ninh thông tin. Các kỹ năng về bảo mật mạng, mã hóa, quản lý khóa, kiểm tra an ninh và phân tích xâm nhập cũng là những kỹ năng quan trọng để phát triển trong lĩnh vực này.
Các vị trí công việc phổ biến bao gồm chuyên viên bảo mật, chuyên viên an ninh mạng, chuyên viên quản trị an ninh…
Hệ thống quản lý thông tin
Hệ thống quản lý thông tin (IMS) là một lĩnh vực trong các ngành Công nghệ thông tin tập trung vào việc quản lý thông tin và dữ liệu trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Mục đích của IMS là thu thập, lưu trữ, xử lý, tìm kiếm, chia sẻ và bảo mật thông tin một cách hiệu quả và đáng tin cậy.
Học IMS, bạn sẽ được đào tạo về các kiến thức và kỹ năng liên quan đến lập trình, cơ sở dữ liệu, quản lý dữ liệu và quản lý thông tin.
Các vị trí công việc phổ biến bao gồm: Quản trị viên cơ sở dữ liệu, Kiến trúc sư hệ thống, chuyên viên hỗ trợ IMS,…
Big data và machine learning
Big data và machine learning (máy học) là hai lĩnh vực đang được coi là tương lai của các ngành Công nghệ thông tin. Big data là thuật ngữ được sử dụng để mô tả lượng dữ liệu lớn được thu thập và lưu trữ. Các dữ liệu này thường được tạo ra trong thời đại số hóa và được lưu trữ trên các máy chủ, cơ sở dữ liệu hoặc trên đám mây (cloud).
Machine learning là một phương pháp trong trí tuệ nhân tạo (AI) mà ở đó các máy tính được lập trình để học thông qua xử lý và phân tích các dữ liệu lớn và phức tạp và tự động cải thiện các kết quả dự đoán và hành động.
Sinh viên học ngành Big data và machine learning sẽ được đào tạo về các kiến thức và kỹ năng liên quan đến cơ sở dữ liệu, xử lý dữ liệu lớn, thuật toán máy học, học sâu (deep learning) và các công nghệ liên quan đến trí tuệ nhân tạo.
Các vị trí công việc phổ biến bao gồm kỹ sư dữ liệu, kỹ sư phát triển phần mềm, kỹ sư machine learning…
Robot và trí tuệ nhân tạo
Robot và trí tuệ nhân tạo (AI) là hai lĩnh vực đang phát triển rất nhanh trong các ngành Công nghệ thông tin. Robot là thiết bị được lập trình tự động thực hiện một số tác vụ một cách độc lập hoặc theo lệnh. Trong khi đó, trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực của khoa học máy tính tập trung vào việc phát triển các thuật toán và hệ thống mô phỏng khả năng suy luận, học hỏi và ra quyết định giống như con người.
Sinh viên học ngành Robot và trí tuệ nhân tạo sẽ được đào tạo về các kiến thức và kỹ năng liên quan đến lập trình, các kỹ thuật điều khiển các thiết bị tự động, thiết kế và phát triển các hệ thống robot, xử lý ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên…
Các vị trí công việc phổ biến bao gồm kỹ sư robot, nhà phát triển trí tuệ nhân tạo, nhà nghiên cứu robot, chuyên viên điều khiển robot,…
Nên chọn chuyên ngành công nghệ thông tin nào?
Triển vọng phát triển của ngành Công nghệ thông tin
Trong thời gian gần đây ngành công nghệ thông tin có nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc suy thoái và Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ làn sóng này, Tuy nhiên, ngành công nghệ thông tin vẫn được dự đoán tích cực với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian. Trên thực tế, nguồn nhân lực CNTT hiện tại chưa đáp ứng được hết nhu cầu về số lượng của các doanh nghiệp. Dự đoán, nước ta sẽ thiếu hụt khoảng 150.000 đến 200.000 nhân lực CNTT từ nay đến 2024. Có thể thấy, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong thời gian tới là vô cùng cao.
Ngoài ra, Chính phủ đang đẩy mạnh chuyển đổi số định hướng tới 2030, các doanh nghiệp cũng đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ cao như Big Data, IoT, AI,..Đây chính là các ngành công nghệ thông tin “khát” nhân lực nhất.
Hơn nữa, không chỉ trong nước mà rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng đang tuyển nhân lực Công nghệ thông tin từ Việt Nam, đa dạng lĩnh vực từ an toàn thông tin đến phân tích dữ liệu.
Nên chọn ngành công nghệ thông tin nào?
Có thể thấy, dù là lĩnh vực trong các ngành công nghệ thông tin đều có nhu cầu tuyển dụng cao. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể chọn một lĩnh vực trong các ngành công nghệ thông tin bên trên để bắt đầu. Để lựa chọn ra ngành phù hợp với bản thân, hãy cân nhắc một số yếu tố sau:
- Sở thích và năng lực
- Tiềm năng thị trường
- Mức độ cạnh tranh
- Khả năng học tập và phát triển
- Thu nhập và cơ hội thăng tiến
Học các ngành công nghệ thông tin cần kiến thức, kỹ năng gì?
Đối với các bạn muốn học công nghệ thông tin, thật ra không có yêu cầu nào quá cao về mặt kiến thức. Tuy nhiên, để thực sự theo đuổi được ngành này, bạn sẽ cần những yếu tố sau:
- Ham học và nghiên cứu: Do CNTT là một lĩnh vực đòi hỏi sự cập nhật liên tục về các công nghệ mới và xu hướng phát triển. Vì vậy, bên cạnh các kiến thức trên lớp, bạn phải tự mày mò để bổ sung thêm các kiến thức.
- Khả năng tư duy logic và trừu tượng: Bạn cần phải suy nghĩ logic và có khả năng trừu tượng để phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật hiệu quả.
- Sự kiên trì và kiên nhẫn: Khối lượng kiến thức khi bạn học về một lĩnh vực CNTT rất nhiều. Hơn nữa, tùy lĩnh vực sẽ bao hàm một số kiến thức của lĩnh vực. Vì vậy, nếu không có sự kiên trì và kiên nhẫn thì bạn rất dễ bị ngợp và nản.
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Công nghệ thông tin không chỉ là việc làm việc với máy tính, để một dự án thành công thì đó là công sức của cả một tập thể. Vì vậy, bạn sẽ cần có kỹ năng giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả.
- Sự sáng tạo và đổi mới: Công nghệ thông tin là một lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, giúp cải thiện cuộc sống và làm việc của con người.
Nơi đào tạo các ngành công nghệ thông tin uy tín, chất lượng
Dưới đây là các trường có ngành công nghệ thông tin uy tín, chất lượng mà bạn có thể lựa chọn. Các trường này đều có chương trình đào tạo chất lượng, đội ngũ giảng viên có trình độ cao:
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Học viện Kỹ thuật Quân Sự
- Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Bên cạnh đại học, bạn cũng có thể lựa chọn các hình thức học khác như cao đẳng hoặc các trung tâm đào tạo khóa học ngắn hạn với thời gian học ngắn hơn, chi phí thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và đầu ra việc làm. Một số trường cao đẳng, trung tâm đào tạo công nghệ thông tin uy tín chất lượng gồm:
- Trường Cao đẳng Bách Khoa
- Cao đẳng FPT Polytechnic
- Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội
- Cao đẳng Công nghệ thông tin TP.HCM
- Cao đẳng Viễn Đông
- Aptech Vietnam (Thuộc tập đoàn Aptech)
- Rikkei Academy (Thuộc công ty Cổ phần RikkeiSoft)
- NIIT Vietnam (thuộc Học viện Đào tạo CNTT NIIT)
- VTC Academy
- Techmaster
Kết luận
Việc lựa chọn ngành học và học ở đâu là rất quan trọng để bạn có thể phát triển năng lực bản thân, từ đó đạt được thành công trong sự nghiệp của mình. Hy vọng qua bài viết này của Rikkei Academy đã giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp.
Hiện tại Rikkei Academy đang cung cấp các khóa học lập trình ngắn hạn. Các khóa học được thiết kế với lộ trình tinh gọn, tập trung vào các kiến thức, kỹ năng bám sát công việc và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn, luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7. Nếu bạn đang tìm kiếm một lựa chọn tối ưu về mặt chi phí, thời gian nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và cam kết việc làm, hãy tham khảo Rikkei Academy. Đăng ký để nhận tư vấn miễn phí ngay hôm nay nhé!