Ngôn ngữ lập trình JavaScript là một trong những ngôn ngữ lập trình đang được sử dụng phổ biến. JavaScript đóng vai trò lớn trong việc “vận hành” các trang web hiện nay. Vậy JavaScript là gì? Được sử dụng như thế nào? Và nó có những ưu điểm, nhược điểm gì? Hãy cùng Rikkei Academy giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Ngôn ngữ lập trình JavaScript là gì?
JavaScript là một trong những ngôn ngữ lập trình chính của lập trình web. Ngôn ngữ lập trình JavaScript xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1995 với tên gọi là Mocha. Sau đó nó được đổi tên thành Mona, Livescript và cuối cùng là JavaScript như hiện nay.
JavaScript là ngôn ngữ lập trình được các nhà phát triển sử dụng để tạo trang web tương tác. Nó được tích hợp và nhúng vào HTML giúp website trở nên sống động hơn. Cải thiện trải nghiệm người dùng của trang web. JavaScript là một ngôn ngữ lập trình thông dịch với khả năng hướng đến đối tượng.
Tính đến năm 2016, có đến 92% trang web đang sử dụng JavaScript. Và rất có thể bạn từng xem qua rất nhiều trang web có sử dụng ngôn ngữ lập trình này.
JavaScript dùng để làm gì?
Trước khi có sự xuất hiện của JavaScript, các trang web đều có dạng tĩnh, tương tự như một trong sách thông thường. Một trang web tĩnh chủ yếu chỉ hiển thị thông tin theo bố cục cố định được thiết kế sẵn. Sẽ không có các chuyển động như website hiện đại mà chúng ta thường thấy hiện nay. Sau khi có sự xuất hiện của JavaScript giúp tạo ra các trang web có tính tương tác cao hơn. Sử dụng JavaScript, các trình duyệt có thể phản hồi tương tác của người dùng. Và thay đổi bố cục của nội dung trên trang web.
JavaScript được tích hợp và nhúng vào HTML giúp website trở nên sống động hơn. JavaScript là một trong 3 ngôn ngữ chính trong lập trình web. 3 ngôn ngữ này đều có mối liên hệ với nhau để xây dựng một website chuyên nghiệp, sống động.
- HTML: Hỗ trợ trong việc xây dựng layout, thêm nội dung dễ dàng trên website.
- CSS: Hỗ trợ việc định dạng thiết kế, bố cục, style, màu sắc,…
- JavaScript: Tạo nên những nội dung “động” trên website.
Nhiệm vụ của JavaScript là xử lý những đối tượng HTML trên trình duyệt. Nó có thể can thiệp với các hành động như thêm/sửa/xóa các thuộc tính CSS và các thẻ HTML một cách dễ dàng. Nói cách khác, JavaScript là một ngôn ngữ lập trình trên trình duyệt ở phía client.
Trong những năm gần đây, với sự xuất hiện của một số framework mới. Như: NodeJS (backend), ExpressJS (NodeJS framework),… Và nhiều thư viện frontend khác như Angular, jQuery, ReactJS ra đời. Đang tạo ra một cơn sốt với từ khóa Javascript Fullstack.
Cách hoạt động của JavaScript
Thông thường, JavaScript sẽ được nhúng trực tiếp vào một trang web. Hoặc được tham chiếu qua file .js riêng. Đây là ngôn ngữ phía máy khách, tức là thay vì xử lý tập lệnh trên server của trang web thì nó sẽ được tải về máy của khách truy cập và được xử lý trên chính chiếc máy đó.
Một lưu ý là hiện nay một số trình duyệt web phổ biến cũng hỗ trợ người dùng trong việc bật/tắt JavaScript theo ý muốn. Do đó, nếu bạn là một lập trình viên JavaScript thì bạn cũng nên biết trang web của bạn sẽ hoạt động như thế nào trong trường hợp không có JavaScript.
Ưu nhược điểm của JavaScript?
Ưu điểm của ngôn ngữ lập trình JavaScript
- Chương trình rất dễ học.
- JavaScript nhanh hơn và nhẹ hơn các ngôn ngữ khác.
- Bạn không cần một compiler vì web browser có thể biên dịch JavaScript bằng HTML
- Những lỗi JavaScript rất dễ để phát hiện, từ đó giúp bạn sửa lỗi một cách nhanh chóng hơn.
- Bạn có thể sử dụng JavaScript để kiểm tra input và giảm thiểu việc kiểm tra thủ công khi truy xuất qua database
- JavaScript giúp website tương tác tốt hơn với khách truy cập
- JavaScript hoạt động trên nhiều nền tảng và các trình duyệt web khác nhau.
Nhược điểm JavaScript
- Là một ngôn ngữ lập trình rất phổ biến hiện nay, Javascript có rất nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì ngôn ngữ lập trình này vẫn có một số nhược điểm sau:
- JavaScript Code Snippet khá lớn.
- JavaScript dễ bị các hacker và scammer khai thác hơn.
- JavaScript cũng không có khả năng đa luồng hoặc đa dạng xử lý.
- Có thể được dùng để thực thi những mã độc ở trên máy tính của người sử dụng.
- Những thiết bị khác nhau có thể sẽ thực hiện JavaScript khác nhau, từ đó dẫn đến sự không đồng nhất.
- Vì tính bảo mật và an toàn nên các Client-Side Javascript sẽ không cho phép đọc hoặc ghi các file.
- JavaScript không được hỗ trợ khi người dùng sử dụng ở trong tình trạng thiết bị được kết nối mạng.
Trên đây là những kiến thức về ngôn ngữ lập trình JavaScript dành cho người mới bắt đầu. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm cái nhìn tổng quan về ngôn ngữ lập trình này. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về lập trình hoặc ngành CNTT, hãy comment bên dưới để Rikkei Academy có thể giải đáp sớm nhất nhé!